CÙNG GOM SU MINH LONG, GỐM SỨ MINH LONG, IN LY SỨ, KỶ NIỆM
CHƯƠNG: Bàn luận về Quà Tết thời nay: Nghệ
thuật "lá rách đùm lá lành"
(Dân trí) - Câu
“vui như Tết” có lẽ chỉ đúng với đám trẻ con vô lo vô nghĩ, đã vậy còn có món lộc
bất ngờ là khoản tiền mừng tuổi (lì xì - có thể rất sộp với con nhà “đại gia”,
nhà sếp…) Còn với đa số người lớn thì … khổ lắm, nói mãi!
Phong tục và sự biến tướng
Thời nay,
nỗi lo Tết với đa số người dân VN có vẻ đã thay đổi hẳn về bản chất. Người ta
không còn quá đau đầu về chuyện “ăn “ Tết nữa dù giá thực phẩm dịp này bao
giờ cũng leo lên nấc thang cao nhất trong năm. Quà biếu người thân, với nhiều
người chưa hẳn là khoản phát sinh “đáng sợ” gì cho lắm bởi cũng có thể tùng tiệm
“liệu cơm gắp mắm”. Còn nỗi lo nhất với không ít cán bộ công nhân viên chức khối
cơ quan nhà nước có lẽ là Quà Sếp! Vậy hãy xem dân tình tung hứng ra sao với cả
2 vế: phong tục và sự biến tướng của khái niệm đó nhé!
“QUÀ SẾP
- môt cụm từ đã được mặc định trong ý thức của nhiều người VN mỗi khi tết đến xuân
về. Không ít gia đình méo mặt vì món quà này, trong khi đến quà cho bố mẹ hai
bên (nội – ngoại) cũng còn chưa có gì. Thật là KHÔNG CÓ CŨNG CHẾT mà có CŨNG CHẾT,
thôi thì bóp bụng mà làm...” - Bùi
Đán
“Tôi
lại nghĩ, tặng quà sếp là thể hiện tình cảm của mình, cảm ơn sếp đã giúp đỡ
trong công việc. Năm nào tôi cũng tặng quà cho sếp, không hoàn toàn vì vụ lợi
đâu nhé. Năm nay tôi sẽ vẫn tặng quà sếp, sếp nhận là tôi vui rồi” –Hoang
Huong
“Những
người biếu xén có lý do để làm như vậy. Họ không hẳn là bất tài, mà đôi
khi họ cần một cú hích để đẩy nhanh tốc độ thăng tiến. Những kẻ bất tài thì
đương nhiên là tặng quà “khủng” để mua chức rồi. Nhưng những người giỏi
giang, chính trực chưa chắc đã là đối tượng để các sếp cân nhắc vì điều đó
có thể làm ghế của họ bị đe doạ trong tương lai. Sếp thường chọn người nào…
kem kém, yếu chuyên môn làm lính, vừa dễ bảo lại vừa được tiền
"chạy" chức. Những người giỏi, chính trực thì vừa khó bảo lại gây
nhiều nguy cơ, nên phải “đì” cho không ngóc đầu lên được. Ôi! Đó chính là
phương pháp… đang thịnh hành và đã khiến cho đất nước như lại bị thụt lùi đấy,
đáng buồn thay!” - Hoàng Văn
Thụy
“Mình
cũng là sếp "be bé" thôi, nhưng mình thấy thế này: Xin đừng vội trách
sếp! Nếu cấp dưới tặng chút quà vì tình cảm thì mình ok và sẽ tìm cách tặng lại
(có khi bằng vật chất, có khi bằng tình cảm, quan tâm, giúp đỡ họ khi có cơ hội...)
Nếu tặng quà cho sếp là do lòng thành thì tốt, nhưng mình thấy nhiều khi các
nhân viên dưới quyền vì muốn đạt được ý đồ cá nhân mà làm “hư" sếp! Mọi
người hãy sống ngay thẳng, sống bằng năng lực của mình thì sẽ không phải lo lắng
và tốn kém về chuyện quà cho sếp nhân ngày lễ tết! Mình cũng đồng ý với nhiều bạn:
Sếp mà không lo được cho nhân viên, sếp mà chỉ tìm cách vòi vĩnh quà của nhân
viên là sếp tồi!” - Nguyễn Thị
Lan
“Bác Bùi
Hoàng Tám nói rất đúng bản chất của hiện tượng biếu quà tết các sếp. Tôi rất đồng
tình với bài viết của bác. Nhưng làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này thì rất
khó, bác Tám ạ, bởi các cụ ta có câu rằng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Những kẻ mang biếu quà sếp mỗi khi tết nhất hoặc nhà sếp có việc, thường là những
người được sếp ưu ái bố trí cho làm những công việc có "màu", có thu
nhập hơn hẳn những người không được ưu ái. Chuyện ưu ái có đi có lại bây giờ là
rất phổ biến trong cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước lại
còn phổ biến hơn. Chuyện này là lẽ thường tình của nhóm người có chung lợi ích.
Xem ra nó vô hại, tuy nhiên xét cho cùng thì tình trạng này đã làm méo mó phong
tục truyền thống biếu quà người thân của dân tộc ta. Không những thế nó chính
là nguyên nhân sinh ra các tệ nạn tham nhũng, làm mất sự công bằng trong việc
phân phối của cải xã hội... Bởi vậy xã hội cần phải lên án để loại bỏ nó trong
đời sống hiện nay” – DD Duc
Dung
Quy luật
nước chảy chỗ trũng
Nếu tiền
và quà chảy xuôi từ sếp
sang nhân viên, từ người giàu có hơn sang người nghèo hơn…thì xem ra đã chẳng
có gì phải phàn nàn hay lo lắng. Đằng này ở VN mình hầu như chuyện gì cũng… ngược
lại và trong cái chuyện biếu xén, quà cáp này luôn là nước chảy chỗ trũng. Suy
ra từ thực tế VN, Tuan Thinh nhấn mạnh: “Đây cũng là 1 kiểu tham
nhũng mà thôi!” Còn Nga
Sô có một tổng kết khá súc
tích: “Nếu tôi là sếp thì tôi mong 1 năm có khoảng 04 cái tết. Nếu là lính bình
thường thì tôi mong 04 năm tết một lần”.
Hình thức
là vậy, nội dung là thế. Và chuyện biếu xén, quà cáp năm nào cũng rất rầm rộ dịp
tết, dù vẫn có thông tin về lệnh cấm biếu quà Tết cấp trên ở nơi này, nơi kia…Rất
nghiêm!!!
“Năm nào
cũng có qui định này, tôi nghĩ đó có lẽ cũng là... cái khôn của người làm quản
lý. Để nếu có (tặng và biếu quà) thì... vô can. Kiểm soát được hay không chỉ có
trời biết, đất biết cùng người cho và nhận quà biết... ha ha....!” – Luong Ba Thuc: luongbathuc@gmail.com
“Tôi thấy
thật buồn cười khi có lệnh này, vẫn mang nặng tính hình thức quá. Không biếu bằng
cách này thì còn trăm nghìn cách khác, vả lại quan hệ cấp trên và cấp dưới
trong xã hội mình "nghệ thuật" lắm, như các diễn viên đang diễn ấy...”
- Le Tuyen: letuyen.@gmald.com
“Bây giờ
người ta có thể chuyển khoản, không đưa phong bì và xách con gà, hộp bánh kẹo,
mứt tết biếu cấp trên đâu. Mà đem cả vali tiền đến cho cấp trên như DCD khai
trước tòa ấy. Không hiểu trên cơ sở lý luận nào mà ở VN mũ bảo hiểm rởm thì phạt
người mua, quà biếu thì cấm người đưa mà không cấm người nhận...???” - Nghiêm Mỹ: michel_bobby@yahoo.com
“Cái này
năm nào chẳng đề ra, nhưng từ khi đề ra có bao giờ thực hiện được đâu? Khi tôi
còn làm việc, đến tết đơn vị sản xuất ra công văn, rồi mỗi người cầm một số tờ khống
đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để… xin tiền. Về gộp lại được 10 phần
thì để lại chia nhau 5 phần, còn 5 phần thì mang biếu đủ loại các thủ trưởng. Các đơn vị khác cũng vậy. Các bạn cứ để
ý mà xem....Xã hội VN giờ là LÁ RÁCH ĐÙM LÁ LÀNH các bạn ạ!” - Nguyen Thai: ngthai87@gmail.com
Và những
câu hỏi như của Hoàng Kế
An cũng thật đáng suy ngẫm:
“Sao lại
không có văn hóa sếp tặng quà cám ơn nhân viên vậy?... Tôi thấy ở các công ty
nhỏ, tư nhân và công ty nước ngoài, sếp vẫn tặng quà và cám ơn nhân viên cấp dưới
của mình đó. Lý do là các nhân viên đã cố gắng làm việc cho công ty để công ty
hoạt động tốt, và để sếp hoàn thành nhiệm vụ với cấp trên mà. Điều nêu trên tôi
thấy chỉ xảy ra ở các công ty và các văn phòng khối nhà nước là nhiều”.