GOM SU MINH LONG, GOM SỨ MINH LONG, IN LY SỨ, KỶ NIỆM
CHƯƠNG: Mẹo tiết kiệm tiền trong sinh hoạt hàng ngày
Có nhiều cách tiết kiệm tiền đơn giản và dễ áp dụng giúp những cặp vợ chồng
trẻ dư ra một khoản kha khá trong tháng.
Nhiều cặp vợ chồng
trẻ quan niệm rằng, muốn có cuộc sống thoải mái phải sắm đầy đủ tiện nghi trong
nhà nhưng điều này "ngốn" không ít chi phí. Do đó, lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tính toán linh hoạt rất quan trọng,
giúp gia đình bạn vượt qua những cơn "bão giá", tạo dựng sự ổn định
cho tương lai. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng để tiết kiệm chi
tiêu trong sinh hoạt thường ngày.
Nấu ăn ở nhà
Theo chị Trần Linh Lan (ngụ đường
Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội), trước đây hai vợ chồng
hay ra ngoài ăn, vừa tiện lợi lại tranh thủ đi chơi. Nhưng chi phí dành cho các
bữa ăn tại nhà hàng cho hai người "bèo" lắm cũng lên tới 500.000 đồng,
chưa kể sẽ đi cà phê hay quán bar sau đó.
"Với số tiền
này, tôi có thể mua nguyên liệu nấu ăn cho 5 bữa tại nhà, bình quân 100.000 đồng
một bữa. Việc tự đi chợ và nấu ăn bao giờ cũng rẻ hơn khi ăn ở hàng quán nên
tôi cùng chồng đã hạn chế ra ngoài ăn", chị Lan tâm sự. Đây cũng là cơ hội
để chị "nâng cấp" khả năng nấu nướng, nội trợ tại gia của mình.
Nếu nấu ăn mỗi
tối tiêu tốn nhiều thời gian, người nội trợ có thể dành 1-2 giờ mỗi tuần để nấu
một bữa lớn, sau đó chia nhỏ, cất trong tủ lạnh rồi đun nóng lên khi cần. Hơn nữa,
trong các ngày lễ, dịp cuối tuần có thể tổ chức tiệc tại nhà để mời bạn bè tụ tập
cùng ăn tối và xem phim.
Tự pha cà phê
Hai vợ chồng
anh Lê Nam (phố Lò Đúc, Hà Nội) có thói quen la cà quán xá, cà phê từ thuở
hai người hẹn hò yêu đương. Nhưng vợ chồng anh đang cân nhắc thay đổi thói quen
này.
"Dù chẳng
đáng bao nhiêu nhưng nếu ngồi tính toán lại trong một tháng, bạn sẽ thấy nó chiếm
số lượng khá nhiều. Ví dụ nếu uống chỉ một cốc cà phê giá trung
bình 15.000-20.000 đồng mỗi ngày thì đã tốn vài trăm nghìn một tháng. Nếu
chịu khó tự pha cà phê uống tại gia hoặc mang đi làm sẽ dư dả ra một khoản
không nhỏ trong tháng", anh Nam phân tích.
Lên danh sách trước khi đi mua sắm
Nhiều nghiên cứu
khoa học cho thấy tâm trạng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định
mua sắm. Khách hàng có thể đưa quyết định chọn mua chỉ vì thích bao bì hay
slogan quảng cáo mà không quan tâm đến giá trị thực của sản phẩm, nhu cầu thực
của bản thân. Vì vậy cần xác lập lý do mua sắm, lên danh sách các thứ cần thiết
để giúp khống chế cảm hứng mua sắm và tiết kiệm hơn.
Chị Nguyễn Mỹ
Dung (ngụ Cầu Giấy, Hà Nội) đã áp dụng "chiêu" này và thấy có hiệu quả
rõ rệt. "Tôi bắt đầu tạo thói quen lập danh sách chi tiết, kỹ càng những
món hàng cần mua. Khi đến siêu thị hoặc chợ, tôi đi thẳng đến khu vực bày bán
những mặt hàng đó để không bị lôi cuốn vào những món đồ khác. Cũng có những lúc
không kiềm chế được nhưng tôi luôn tự nhắc nhở bản thân rằng mình có thực sự cần
hay không và luôn tìm mọi lý do để 'kìm nén' việc tiêu tiền", chị Lan chia
sẻ.
Mua số lượng lớn
Nhiều người có
thói quen gom những tờ rơi, cuốn cataloge giới thiệu hàng khuyến mại hàng tháng
của các siêu thị lại và nghiên cứu mua số lượng lớn với giá rẻ. Có thể mua cùng
lúc các sản phẩm cần thiết như bột giặt, dầu ăn, giấy vệ sinh... nhằm tiết kiệm
tiền về lâu dài. Tuy nhiên cần cân nhắc mua những sản phẩm có thể để được lâu
và lưu ý đọc hạn sử dụng trên mỗi sản phẩm.
Lựa chọn cách thanh toán hóa đơn
"Rất nhiều
bạn bè của tôi thường bị sốc khi nhận tổng hóa đơn cuối tháng. Việc dồn các hóa
đơn lại giải quyết cùng lúc và mất một khoản lớn chắc chắn sẽ chẳng nhẹ nhàng.
Vợ chồng tôi thường sử dụng các hình thức thanh toán trừ vào thẻ tín dụng để giảm
bớt áp lực", chị Lan nói.
Để kế hoạch chi
tiêu không bị đổ bể, nên lập kế hoạch trước mỗi tháng. Ví dụ tháng này dự định
sẽ chi tiêu bao nhiêu, cho những mục đích gì và nhu cầu gì… Tuy nhiên sau khi lập
kế hoạch, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo những nguyên tắc vàng đó để chủ động
trong việc chi tiêu, tránh việc "đầu vui đuôi chuột".
Để tiền tại nhà
Đối với những
người thường xuyên ra ngoài làm việc, chỉ nên mang theo người một khoản tiền mặt
vừa phải vì việc dư dả tiền trong túi có thể dễ dẩn tới chuyện phóng tay tiêu
xài quá mức. Chỉ mang một số tiền nhất định sẽ khiến mọi người phải cân nhắc kỹ
hơn trước khi quyết định mua đồ về nhà và nên ưu tiên chi tiền mặt thay cho quẹt
thẻ. Dùng tiền mặt sẽ giúp không thể chi tiêu quá số tiền mình có, tránh thâm hụt
vì "vung tay quá trán".
Đi xe điện
Nếu cơ quan
cách nhà 5-10 km thì trung bình một ngày, người đi làm sẽ phải lái xe 10-20 km.
Với giá xăng hiện tại khoảng 25.000 đồng một lít và một chiếc xe máy tiêu tốn
bình quân 1 lít xăng cho quãng đường 30-40 km, người dùng chi 200.000-400.000 đồng
mỗi tháng cho khoản này.
Trong bối cảnh
giá xăng ngày càng tăng, việc đầu tư cho một chiếc xe điện thay vì xe máy thông
thường đem đến nhiều tiện ích cho người sử dụng. Xe điện chiếm khoảng 55 đồng
cho một km đi được. Trong khi đó, xe tay ga chạy xăng dù trang bị công nghệ
phun xăng điện tử mới giảm thiểu nhiên liệu cũng sẽ tiêu tốn khoảng 647 đồng.
Những chiếc xe điện có thiết kế
ấn tượng và đa dạng. Nếu
hai vợ chồng cùng đi chung xe điện sẽ tăng mức tiết kiệm hơn, lại gắn kết tình
cảm gia đình.